Thiết bị nâng thủy lực đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển và nâng hạ hàng hóa và là trợ thủ đắc lực trong các ngành công nghiệp, xây dựng và logistics. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu suất hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ thiết bị nâng hạ vô cùng quan trọng và cần thiết. Lập lịch bảo trì thiết bị nâng hạ thủy lực giúp phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn và ngăn ngừa hư hỏng nặng, đảm bảo thiết bị luôn vận hành trong điều kiện tốt nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách xây dựng và lập kế hoạch bảo trì thiết bị nâng hạ giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối khi nâng hạ.
Tại sao cần lập lịch bảo trì thiết bị nâng thủy lực định kỳ?
Ngăn chặn sớm những hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của xe
Sau khi các thiết bị nâng hạ thủy lực hoạt động được một thời gian, động cơ sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, bạn không thể biết được những hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn khi làm việc. Vì vậy trong quá trình bảo trì, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và xử lý kịp thời các hư hỏng.
Tiết kiệm chi phí và sử dụng an toàn
Áp dụng lịch bảo trì thiết bị nâng thủy lực giúp cho khách hàng ngăn chặn được những hư hỏng lớn và tiết kiệm chi phí. Hơn thế, nếu các thiết bị hư hỏng nặng sẽ gây mất an toàn khi sử dụng.
Yên tâm, thoải mái khi sử dụng thiết bị
Sau khi áp dụng lịch bảo trì thiết bị nâng thủy lực, bạn sẽ không phải chịu những cảm giác khó chịu khi sử dụng một chiếc xe mà thường xuyên phát ra những tiếng kêu lạ. Do đó, bạn sẽ cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn khi lái xe làm việc.
Lịch bảo trì thiết bị nâng thủy lực cần nắm rõ
Thiết bị nâng thủy lực cần được bảo trì định kỳ để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là lịch trình bảo trì cơ bản, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với loại thiết bị và cường độ sử dụng.
Lưu ý: Lịch trình này mang tính chất tham khảo chung, bạn nên tham khảo thêm hướng dẫn của nhà sản xuất để có lịch trình bảo trì cụ thể cho từng loại thiết bị nâng thủy lực.
Bảo trì hàng ngày (hoặc sau mỗi ca làm việc)
- Kiểm tra bề ngoài thiết bị nâng: phát hiện các vết nứt, hư hỏng, rò rỉ dầu.
- Kiểm tra mức dầu thủy lực: đảm bảo dầu đủ mức quy định.
- Vệ sinh thiết bị nâng: loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt.
Bảo trì sau 125 giờ hoặc nửa tháng
- Kiểm tra các van thủy lực: đèn báo, nhiệt độ làm việc, áp suất.
- Kiểm tra kỹ hệ thống thủy lực xem có rò rỉ dầu không.
- Kiểm tra và vệ sinh lọc gió.
Bảo trì sau 250 giờ hoặc 1 tháng
- Kiểm tra độ chặt của bu lông, các khớp nối trên thiết bị nâng.
- Kiểm tra bơm thủy lực: tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ.
- Kiểm tra động cơ điện: tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ.
Bảo trì sau 500 giờ hoặc 3 tháng
- Kiểm tra độ sạch của dầu thủy lực.
- Vệ sinh hoặc thay thế lọc hút và lọc hồi.
Bảo trì sau 1000 giờ hoặc 6 tháng
- Thay dầu thủy lực nếu dầu bị vẩn đục hoặc có lẫn tạp chất.
- Vệ sinh thùng dầu.
- Kiểm tra các đồng hồ đo nhiệt độ và áp suất.
- Kiểm tra độ chặt ống hút và ống xả của bơm thủy lực.
Bảo trì sau 2000 giờ hoặc 1 năm
- Thay dầu thủy lực.
- Vệ sinh bình dầu, lọc hút, lọc hồi.
- Kiểm tra các ống thủy lực: vết nứt, rò rỉ, lão hóa.
- Kiểm tra tín hiệu làm việc của van, áp suất bơm, nhiệt độ hệ thống.
- Bảo dưỡng hoặc thay thế các bộ phận bơm, van, động cơ nếu cần.
Nếu bạn đang quan tâm đến lịch bảo trì thiết bị nâng thủy lực hoặc cần tìm kiếm địa chỉ bảo trì thiết bị nâng hạ thì Naltako là địa chỉ tin cậy. Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, các kỹ thuật viên sẽ cung cấp cho bạn quy trình bảo trì thiết bị nâng thủy lực đúng cách. Naltako cũng cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật và cung cấp phụ tùng thay thế chính hãng. Để nhận tư vấn, bạn vui lòng liên hệ đến Naltako theo:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://naltako.vn/
Hotline: 0981.977.898
Email: nhat.mtk53@gmail.com
Địa chỉ xưởng: Km19, Quốc Lộ 6, TDP Phúc Tiến, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội
Địa chỉ văn phòng đại diện: Tầng 4, tòa SME Hoàng Gia, Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội