Quy định chung về xếp và cố định hàng khi vận chuyển

Việc vận chuyển hàng hóa an toàn trước hết cần được xếp và cố định an toàn, việc này không những đảm bảo không hư hỏng hàng hóa mà còn dễ dàng cho việc di chuyển, bốc xếp. Hãy cùng Naltako tìm hiểu các quy định về bốc xếp hàng hóa trên xe ô tô hiện nay nhé.

Quy tắc chung khi xếp hàng hoá trên xe ô tô

Nguyên tắc chung khi xếp hàng hoá trên xe ô tô theo Điều 4 Thông tư 35/2013/TT-BGTVT

– Người vận tải phải chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hoá cần vận chuyển.

– Việc xếp và vận chuyển hàng hoá phải thực hiện theo quy định đối với tải trọng cho phép của xe ô tô, tải trọng theo khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ, đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

– Với những loại hàng hoá là nhiên liệu, phương tiện vận tải khác khi xếp trên xe ô tô phải tháo toàn bộ xăng rời khỏi thùng chứa.– Hàng hoá xếp trên xe ô tô phải dàn đồng đều, không xếp nghiêng sang một phía và phải được chằng buộc cẩn thận, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Quy định xếp hàng hoá
Quy định xếp hàng hoá

Quy định cần phải biết khi xếp hàng hoá trên xe ô tô

Các quy định về xếp hàng hoá trên xe ô tô theo Điều 5, 6, 7 và 8 Thông tư 35/2013/TT-BGTVT như sau:

Quy định thủ tục xếp hàng rời trên xe ô tô

– Khi vận chuyển hàng rời phải sử dụng xe ô tô chuyên dùng có mui hoặc Công – ten – nơ.

– Trường hợp vận chuyển hàng rời trên xe tải không có thùng kín, người vận tải phải sử dụng thiết bị, phương tiện nhằm che chắn hàng hoá, đảm bảo hàng hoá không làm rơi vãi trong quá trình vận chuyển.

– Hướng dẫn bao gói hàng rời theo hình ảnh minh hoạ tại Phụ lục số 1 của Thông tư 35/2013/TT-BGTVT.

👉 Xem thêm: Xếp hàng rời trên xe ô tô bằng cầu dẫn di động.

Quy định việc xếp hàng bao kiện trên xe ô tô

– Những kiện hàng lớn có bao bì chắc chắn, cố định được đặt xuống phía dưới.

Những kiện hàng có kích thước tương tự nhau xếp cạnh nhau.

– Những kiện hàng có khuynh hướng lệch một khoảng thì xếp ở giữa đám hàng.

– Trường hợp giữa những kiện hàng có khoảng cách, phải dùng các thiết bị cầu dẫn xe nâng, vật dụng chèn nhằm tránh va đập, xê dịch trong quá trình vận chuyển. Trường hợp sau khi xếp hàng xong xuôi mà còn có chỗ rỗng trong thùng cần phải gia cố để cố định hàng hoá.

Quy định khi xếp hàng trụ ống trên xe ô tô

– Hàng hoá trụ ống được xếp nằm ngang hoặc nằm dọc theo chiều ngang xe phụ thuộc theo chiều cao của hàng hoá so với thùng. Khi đặt nằm nghiêng cần đặt ngang với chiều cao xe.

– Khi chiều cao của ống trụ thấp hơn đường kính, ống trụ cần được đặt vuông góc.

– Những loại hàng trụ ống cần được chằng buộc trên thân xe hoặc sử dụng thanh chống, khung nâng đỡ, chèn lót nhằm cố định hạn chế xê dịch hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

– Trường hợp hàng trụ ống có mặt không láng, khi xếp chồng lên nhau phải sử dụng lớp xốp lót giữa các tầng hàng nhằm tránh trơn trượt.– Hướng dẫn việc xếp và cố định hàng trụ ống được quy định trong Phụ lục số 2 của Thông tư 35/2013/TT-BGTVT.

Quy định việc xếp hàng bằng công-ten-nơ và xếp công-ten-nơ trên xe ô tô

Xếp hàng bằng công-ten-nơ:

+ Phải chọn công-ten-nơ phù hợp với loại hàng hoá và tính chất của hàng hoá để xếp hàng;

+ Phải chèn, lót đảm bảo hàng hoá trong công-ten-nơ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển hàng hoá;

+ Khối lượng sử dụng nhiều nhất của công-ten-nơ và hàng hoá trong container thực hiện theo quy định trong tiêu chuẩn ISO 668 quy định loại, kích thước và khối lượng hàng hoá.

Xếp hàng hoá bằng cầu dẫn xe nâng
Xếp hàng hoá bằng cầu dẫn xe nâng

– Khi vận chuyển công-ten-nơ phải sử dụng kết hợp xe đầu kéo với sơmi rơ moóc hoặc xe ô tô chuyên dùng vận chuyển công-ten-nơ phù hợp với loại công-ten-nơ.

– Sử dụng những thiết bị gắn cố định công-ten-nơ với xe, đảm bảo công-ten-nơ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

👉 Tham khảo: Cầu Dẫn Xe Nâng Lên Container giúp quá trình Cầu Dẫn Xe Nâng Lên Container nhanh chóng và an toàn.

Trách nhiệm của người vận tải, lái xe, người áp tải hàng hoá trên xe ô tô

Trách nhiệm của người vận tải, lái xe, người áp tải hàng hoá trên xe ô tô theo Điều 9 Thông tư 35/2013/TT-BGTVT quy định sau:– Trách nhiệm của người vận tải:

+ Cung cấp các thông tin về tải trọng, khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên từng tuyến đường vận chuyển hàng hoá trước khi thực hiện vận chuyển hàng hoá

+ Lựa chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hoá cần vận chuyển và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên từng tuyến đường vận chuyển hàng hoá

+ Phổ biến thông tin tới lái xe, người áp tải và người xếp hàng đặc tính của hàng hoá, kích thước và khối lượng của hàng hoá, bó, kiện, giới hạn tải trọng cho phép của phương tiện, tải trọng và mức giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên suốt tuyến đường vận chuyển và chịu trách nhiệm đối với thông tin cung cấp;

+ Bố trí các thiết bị che chắn, chằng buộc, chèn lót bảo đảm cho việc xếp hàng hoá và tạo điều kiện hướng dẫn người lái xe thực hiện theo quy định khi xếp hàng hoá;

+ Hướng dẫn các lái xe, người áp tải và người xếp hàng hoá về việc xếp hàng;

+ Có trách nhiệm với toàn bộ những quy định về tải trọng, khổ giới hạn và những quy định xếp hàng hoá trên xe ô tô:

+ Hướng dẫn và phối hợp với người xếp hàng trong quá trình xếp hàng, che chắn, chằng buộc và chèn chống hàng hóa;

+ Kiểm tra hàng hóa trên xe, đối chiếu với các thông tin được người vận tải cung cấp để bảo đảm không vượt quá tải trọng cho phép và khổ giới hạn của cầu, hầm, đường bộ trên toàn tuyến đường vận chuyển trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển;

+ Lái xe chịu trách nhiệm khi hàng được xếp lên xe ô tô vi phạm các quy định về tải trọng, khổ giới hạn và các quy định khác về xếp hàng mà vẫn tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

👉 Xem thêm:  Cách sử dụng sàn nâng thủy lực an toàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ