Bàn nâng thủy lực là thiết bị có tính ứng dụng cao trong việc nâng hạ hàng hóa, trở thành một thiết bị không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, quy trình nhập khẩu bàn nâng thủy lực khá phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thủ tục nhập khẩu bàn nâng thủy lực một cách thuận lợi và hiệu quả.
Một số chính sách nhập khẩu bàn nâng thủy lực
- Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008.
- Công văn 5488/TCHQ-TXNK ngày 18/08/2017.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hình bàn nâng thủy lực và mục đích sử dụng, có thể còn phải tuân thủ các quy định khác của các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ…
Doanh nghiệp nhập khẩu bàn nâng thủy lực cần nắm vững các văn bản pháp luật để thực hiện đúng thủ tục nhập khẩu bàn nâng thủy lực, tránh vi phạm và đảm bảo quyền lợi của mình.
Tìm hiểu thêm: Mua bàn nâng thủy lực cũ ở đâu?
Mã hs code bàn nâng thủy lực
Mã hs | Mô tả |
84254100 | Hệ thống kích tầng sử dụng trong ga – ra |
84254290 | Các loại kích và tời khác, dùng thủy lực |
84254910 | Mã hs bàn nâng hoạt động bằng điện |
84254920 | Mã hs bàn nâng không hoạt động bằng điện |
Tất cả các mặt hàng trên đều có mức thuế nhập khẩu 0% và VAT là 10%.
Thủ tục nhập khẩu bàn nâng thủy lực chi tiết
Đăng ký kiểm tra chất lượng Nhà nước
Khi bàn nâng đã nhập khẩu vào Việt Nam, bạn cần chuẩn bị hồ sơ để kiểm tra chất lượng nhà nước cho bàn nâng. Bộ chứng từ cần chuẩn bị gồm:
- Tờ khai hải quan.
- Hóa đơn thương mại.
- Phiếu đóng gói hàng hóa.
- Vận đơn.
- Chứng nhận xuất xứ.
- Chứng nhận chất lượng.
- Chứng nhận lưu hành của nhà sản xuất.
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Thủ tục hợp quy
- Đăng ký hợp quy: Doanh nghiệp cần đăng ký hợp quy bàn nâng thủy lực với Cục An toàn lao động.
- Nộp hồ sơ hợp quy: Nộp hồ sơ tương tự như hồ sơ kiểm tra chất lượng.
- Thẩm định và chứng nhận: Cơ quan quản lý chuyên ngành sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận hợp quy nếu sản phẩm đạt yêu cầu.
Thủ tục hải quan
Doanh nghiệp cần khai báo hải quan điện tử trên hệ thống của Hải quan Việt Nam. Một số hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Vận đơn
- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) nếu có ưu đãi thuế quan
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của hải quan (chứng nhận chất lượng, hợp đồng mua bán…)
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan và nộp đủ thuế (nếu có), doanh nghiệp có thể mang hàng về kho bảo quản và chờ thông báo của Bộ lao động, Thương binh & Xã hội.
Có thể bạn chưa biết: Chế tạo bàn nâng thủy lực theo yêu cầu của Naltako
Một số lưu ý về thủ tục nhập khẩu bàn nâng thủy lực
Tìm hiểu những lưu ý về nhập khẩu bàn nâng thủy lực giúp bạn tránh được các rắc tối và đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ:
- Khi nhập khẩu bàn nâng cần kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.
- Thuế nhập khẩu bắt buộc phải hoàn thành khi làm thủ tục nhập khẩu bàn nâng.
- Chuẩn bị trước chứng từ gốc để tránh tình trạng lưu bãi, lưu container.
Kết luận
Nhập khẩu bàn nâng thủy lực đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định nhập khẩu. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ quy trình nhập khẩu để tránh những rủi ro không đáng có. Nếu còn thông tin thắc mắc về thủ tục nhập khẩu bàn nâng thủy lực, vui lòng liên hệ đến:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP NALTAKO
Địa chỉ: Km19, Quốc lộ 6, TDP Phúc Tiến, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội.
Hotline: 0981.977.898.
Website: Naltako.vn