Loading Dock là gì? Loading Dock bao gồm những gì?

Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa? Việc xếp dỡ hàng hóa tốn nhiều thời gian và chi phí? Bạn đã tìm hiểu về giải pháp nhưng vẫn chưa biết thực sự Loading Dock là gì?

Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết các câu hỏi trên. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ định nghĩa và vai trò của Loading Dock trong vận chuyển hàng hóa.

Loading Dock là gì?

Loading Dock còn được biết đến với tên gọi khác là Loading Bay. Tại Việt Nam, Loading Dock được biết nhiều hơn với cái tên “Bến xếp dỡ hàng hoá”.

Bến xếp dỡ hàng hoá là khu vực xuất nhập hàng hóa, nơi hàng hóa được luân chuyển từ nhà kho đến container hoặc ngược lại.

Loading Dock là gì?
Loading Dock là gì?

Loading Dock thường được xây dựng ở các nhà kho, nhà máy, khu công nghiệp hay trung tâm phân phối hàng hoá.

Loading Bay có thể có một hoặc nhiều cửa, nơi xe tải – xe container – xe rơ moóc có thể đỗ để xếp dỡ hàng hóa. Cửa bến thường được thiết kế ở độ cao ngang với sàn xe tải hoặc rơ moóc để dễ dàng xếp dỡ hàng hóa bằng xe nâng hoặc xe đẩy.

Xem thêm: Dock Leveler là gì & Ứng dụng của Dock Leveler

Vai trò của Loading Dock

☑️ Tạo ra khu vực giao nhận hàng, giúp rút ngắn thời gian xếp dỡ hàng hóa, tăng hiệu quả lao động.

☑️ Tối ưu  việc sử dụng xe nâng, xe tải và nhân công, từ đó tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí dành cho người lao động.

☑️ Đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, hạn chế nguy cơ tai nạn.

☑️ Bảo vệ hàng hóa khỏi tác động của thời tiết và các yếu tố bên ngoài.

Có thể nói  Loading Dock là một phát minh vượt bậc của ngành Logistics. Không cần phải xây dựng một nhà kho quá cầu kỳ nhưng vẫn đạt hiệu quả tối đa về mặt năng suất lao động và kinh tế. Nhờ những vai trò mà bến xếp dỡ hàng hoá mang lại mà hiện nay các doanh nghiệp, nhà xưởng đều trang bị cho mình một hệ thống Loading Bay hoàn chỉnh.

Loading Dock bao gồm những gì?

Một hệ thống Loading Dock hoàn chỉnh yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư cho hệ thống thiết bị khá lớn. Tuy nhiên về hiệu quả kinh tế lâu dài thì việc xây dựng một bến xếp dỡ hàng hoá lại là giải pháp tối ưu.

Dưới đây là các thiết bị quan trọng bắt buộc phải có trong một hệ thống Loading Dock.

Loading Dock Door

Hay còn gọi là cửa bến. Loading Dock Door có thể là cửa cuốn, cửa trượt hoặc cửa bạt, được thiết kế để đảm bảo kín khít và ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn, côn trùng và thời tiết xấu.

Loading Dock Door
Loading Dock Door

Trong các loại cửa thì cửa cuốn được sử dụng nhiều nhất nhờ sự tiện lợi và tính ứng dụng cao. Các cửa thường được đánh số thứ tự để việc nhập và xuất hàng dễ dàng, không bị nhầm lẫn.

Hydraulic Dock Leveler

Hydraulic Dock Leveler hay còn được biết đến với tên gọi là sàn nâng thuỷ lực. Thiết bị giúp điều chỉnh độ cao của sàn kho để phù hợp với độ cao của xe tải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa bằng xe nâng.

Sàn nâng trong Loading Dock
Sàn nâng trong Loading Dock

Loading platform – Bục xếp hàng

Bục xếp hàng là khu vực tạm thời để lưu trữ hàng hóa trước khi được vận chuyển vào kho hoặc lên xe tải.

Dock Seals & Shelters – Bạt che 

Bạt che tạo môi trường kín giữa kho và xe tải, container giúp tối ưu hóa hoạt động xếp dỡ hàng hóa và bảo vệ hàng hóa khỏi các yếu tố môi trường. Bạt che gồm 2 bộ phận chính là Gioăng bít cửa và mái che.

Dock Seals & Shelters
Dock Seals & Shelters

Gioăng bít cửa là các tấm đệm bằng chất liệu bền, đàn hồi được lắp đặt xung quanh cửa Loading Dock. Khi xe tải hoặc container lùi vào bến xếp dỡ hàng, bộ phận này sẽ có chức năng ôm sát vào thùng xe.

Trong khi đó mái che có tác dụng che mưa, nắng, gió cho khu vực xếp dỡ hàng hóa, bảo vệ hàng hóa khỏi các yếu tố thời tiết bất lợi. Mái che thường được làm từ vải bạt công nghiệp chắc chắn, có khung kim loại để hỗ trợ.

Dok Lok Rite Hite – Khoá an an toàn

Khoá an an toàn có chức năng giữ cố định xe tải, container với cửa bến. Bộ phận đảm bảo trong quá trình nhập hay xuất hàng không có bộ phận nào bị xê dịch gây ra mất an toàn cho người lao động và rủi ro với hàng hoá.

Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng đảm bảo tầm nhìn rõ ràng cho người lao động trong quá trình xếp dỡ hàng hóa, đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng.

Hệ thống cảnh báo

Hệ thống cảnh báo đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động và hàng hóa trong quá trình xếp dỡ. Hệ thống này thường bao gồm các thiết bị sau:

Đèn và còi cảnh báo: Cảnh báo cho người lao động và người điều khiển biết quá trình xuất nhập hàng đang gặp nguy hiểm và cần phải khắc phục, sửa chữa. Sự cố có thể xuất phát từ sàn nâng dock leveler hoặc cửa dock.

Hệ thống cảnh báo
Hệ thống cảnh báo

Rào chắn: Thiết bị được sử dụng để ngăn chặn người và xe đi vào khu vực nguy hiểm trong Loading Dock.

Hệ thống camera: thiết bị được sử dụng để giám sát hoạt động trong Loading Dock và phát hiện nguy hiểm tiềm ẩn.

Hệ thống cảm biến: Thiết bị tự động phát hiện các nguy hiểm được kết nối trực tiếp với đèn cảnh báo và còi cảnh báo.

Hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển được xem như bộ não của Loading Dock. Hệ thống được quản lý và điều hành trực tiếp bởi con người giúp quá trình nhập và xuất hàng hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Hiện nay hệ thống điều khiển được tích hợp các công nghệ mới như phần mềm quản lý, hệ thống cảm biến, trí tuệ nhân tạo,…Việc sử dụng hệ thống điều khiển một cách hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, tự động hoá, tiết kiệm chi phí và tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.

Các loại Loading Dock phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều loại Loading Dock khác nhau được sử dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên có 2 loại bến xếp dỡ được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất là loại di động và loại cố định.

Loại di động: Loại này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập hàng hóa không thường xuyên hoặc có nhiều vị trí xếp dỡ hàng hóa khác nhau. Các thiết bị như sàn nâng tự động hay hệ thống Dock Seals & Shelters trong Loading Dock cũng đòi hỏi tính di động và linh hoạt cao. 

Loại cố định: Loại này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập hàng hóa thường xuyên với khối lượng lớn, cố định lắp đặt tại một vị trí trong kho hoặc nhà máy.

6 bước xuất nhập hàng hoá với Loading Dock

Bước 1: Chuẩn bị hàng hóa

Ngoài các yêu cầu về đóng gói hàng hóa, cần kiểm tra trọng lượng và kích thước hàng hóa để đảm bảo phù hợp với khả năng vận chuyển của Loading Dock.

Bước 2: Đưa xe tải hoặc container vào Loading Dock

Liên hệ với bộ phận điều phối để được hướng dẫn vào vị trí phù hợp. Bộ phận điều khiển sẽ tiến hành điều chỉnh độ cao của Dock hàng cho phù hợp với chiều cao của xe tải hoặc container. Sau đó cố định thùng xe với sàn nâng bằng khoá an toàn Dok Lok Rite Hite.

Quy trình xuất nhập hàng hoá
Quy trình xuất nhập hàng hoá

Bước 3: Mở cửa Loading Dock

Mở cửa Loading Dock bằng hệ thống điều khiển hoặc thủ công. Đảm bảo cửa Loading Dock được đóng kín sau khi xe tải hoặc container đã vào vị trí.

Bước 4: Xếp dỡ hàng hóa

Sử dụng xe nâng hoặc thiết bị vận chuyển khác để di chuyển hàng hóa từ kho hoặc container lên xe tải (xuất hàng) hoặc ngược lại (nhập hàng)

Bước 5: Hoàn tất việc xếp dỡ và đóng cửa Loading Dock

Kiểm tra lại số lượng và tình trạng hàng hóa sau đó đóng cửa Loading Dock và cửa xe tải hoặc container.

Bước 6: Rời khỏi Loading Dock

Nhận các giấy tờ từ bộ phận điều phối và rời khỏi Loading Dock và di chuyển đến điểm đến tiếp theo. Bộ phận điều khiển sàn nâng hàng công nghiệp sẽ hạ mặt sàn về vị trí ban đầu.

Những lưu ý khi sử dụng Loading Dock

⚠️ Tuân thủ các quy định an toàn lao động của doanh nghiệp.

⚠️ Kiểm tra hệ thống Loading Dock định kỳ, bao gồm các bộ phận như hệ thống sàn nâng, cửa Loading Dock, hệ thống điều khiển, v.v.

⚠️ Sử dụng xe nâng và xe tải, xe container có kích thước và tải trọng phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyển.

⚠️ Luôn kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi vận chuyển để đảm bảo không có hư hỏng hoặc lỗi.

⚠️ Kiểm soát việc ra vào của xe và hàng hoá.Chỉ cho phép những người có thẩm quyền ra vào khu vực Loading Dock.

Kết luận

Loading Dock đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động xuất nhập hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng, tiết kiệm chi phí và tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động. 

Việc lựa chọn loại Loading Dock phù hợp, tuân thủ các quy định an toàn lao động và sử dụng hiệu quả hệ thống Loading Dock sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ