Dock Leveler ✅ Sàn nâng thủy lực ✅ Báo Giá Chi Tiết

Hiển thị tất cả 12 kết quả

Dock Leveler là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất di chuyển hàng hóa giữa kho bãi và xe tải, hạn chế rủi ro tai nạn lao động. Sàn nâng dock leveler hoạt động dựa trên nguyên tắc thủy lực, cơ khí, khí nén và có thể điều chỉnh độ cao để tạo mặt phẳng nối giữa sàn kho và thùng xe tải.

Cùng Naltako tìm hiểu chi tiết về sản phẩm hữu ích này trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về Dock Leveler

Dock Leveler là tên gọi quốc tế của sàn nâng hàng. Đây là thiết bị thường được sử dụng trong các kho hàng, nhà máy và bến xe tải. Về cơ bản, nó hoạt động như chiếc cầu nối giữa sàn kho và sàn xe tải hoặc container, giúp xe nâng có thể di chuyển để vận chuyển hàng hóa dễ dàng và an toàn.

Sàn nâng hạ làm cầu nối giữa sàn kho và thùng xe
Sàn nâng hạ làm cầu nối giữa sàn kho và thùng xe

Thiết bị như một tấm thép lớn có thể nâng lên hoặc hạ xuống để tạo sự cân bằng giữa sàn kho và sàn xe. Nó được điều khiển bằng hệ thống thủy lực, cơ khí hoặc khí nén, giúp người vận hành dễ dàng điều chỉnh độ cao phù hợp với từng loại xe.

Vai trò và lợi ích của sàn nâng dock leveler

✔️ Tạo cầu nối an toàn và linh hoạt giữa sàn kho và thùng xe tải, cho phép di chuyển hàng hóa dễ dàng.

✔️ Tăng tốc độ bốc dỡ hàng hóa, giảm thời gian chờ đợi và tăng năng suất.

✔️ Giảm thiểu tai nạn lao động nhờ loại bỏ khoảng cách và độ dốc giữa sàn kho và thùng xe.

✔️ Sàn nâng hàng tạo cầu nối giữa sàn kho và thùng xe

✔️ Bảo vệ hàng hóa và thiết bị khỏi hư hại do va chạm, rung lắc.

✔️ Tiết kiệm chi phí vận hành nhờ tăng tốc độ làm việc và giảm rủi ro tai nạn.

✔️ Nâng cao hiệu quả hoạt động kho bãi thông qua tối ưu hóa quy trình bốc dỡ và luân chuyển hàng hóa.

Cấu tạo của Dock hàng

Cấu tạo sàn nâng dock leveller gồm 4 phần chính là hệ thống nâng, mặt sàn, hệ thống khung nâng và Lip .

Hệ thống nâng là bộ phận quan trọng nhất, quyết định khả năng hoạt động và hiệu suất của dock hàng. Có ba loại hệ thống nâng phổ biến là thủy lực, cơ khí và khí nén. Việc lựa chọn hệ thống nâng phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện cụ thể của từng kho hàng.

Cấu tạo sàn nâng hàng
Cấu tạo sàn nâng hàng

Mặt sàn là nơi tiếp xúc trực tiếp với xe nâng và hàng hoá. Mặt sàn nâng thường được sử dụng bằng chất liệu thép có độ chịu lực cao và có độ nhám để tạo ma sát.

Khung nâng là bộ phận sẽ chịu trách nhiệm cố định hệ thống nâng và mặt sàn. Khung nâng thường được thiết kế theo dạng âm để có thể đặt chìm xuống hố sàn để tạo tính thẩm mỹ và độ hiệu quả cho sản phẩm.

Lip hay còn được biết đến với tên gọi là mép sàn. Bộ phận được xem như cánh tay dài kết nối với thùng xe, tạo ra mặt phẳng giúp xe nâng di chuyển dễ dàng.

Ngoài 4 bộ phận chính trên, sàn nâng hạ thủy lực còn có các bộ phận khác như bảng điều khiển, hệ thống an toàn, đèn báo hiệu, còi báo động…

Thông số kỹ thuật sàn nâng thủy lực dock leveler tham khảo

  • Nhà sản xuất: Naltako
  • Nơi sản xuất: Việt Nam
  • Khả năng nâng tải: Lên đến 20 tấn (tùy chọn 6, 8, 10, 15 tấn)
  • Kích thước tham khảo: Dài 2585mm x Rộng 1870mm x Cao 500mm
  • Kích thước hố dock tham khảo: Dài 2245mm x Rộng 1880mm x Sâu 500mm
  • Hệ thống nâng hạ: Hệ thống Hydraulic (thủy lực) hoạt động êm ái, an toàn và hiệu quả
  • Dock leveler motor: Công suất 1,5 mã lực (HP – Horsepower), Sử dụg điện 3 pha 380V/50Hz/1,5Kw.
  • Khung bàn: Chế tạo từ thép hình cao cấp, chịu tải trọng lớn
  • Lip: Thép tấm dày đảm bảo độ cứng và khả năng chịu lực tốt
  • Mặt sàn nâng: Tôn nhám chống trơn trượt, an toàn cho người vận hành và hàng hóa dày 6mm.

Lưu ý: Thông số sàn nâng hạ thủy lực của Naltako chỉ mang tính chất tham khảo. Tuỳ vào nhu cầu của khách hàng chúng tôi sẽ điều chỉnh các thông số trên cho phù hợp. Tất nhiên những sự điều chỉnh đều được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của sản phẩm.

Tham khảo: 

Thông Số Dock Leveler Chuẩn tại Naltako

Bản vẽ kỹ thuật (dock leveler cad) tham khảo:

Dock leveler cad tham khảo
Dock leveler cad tham khảo

Phân loại sàn nâng Dock Leveler

Có nhiều tiêu chí để phân loại sàn nâng hạ container. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng mà đơn vị cung cấp thiết bị sẽ tư vấn sản phẩm cho phù hợp.

Phân loại theo hệ thống nâng

Hydraulic dock leveler – Sàn nâng thủy lực

Hydraulic dock leveler - Sàn nâng thủy lực
Hydraulic dock leveler – Sàn nâng thủy lực
  • Nguyên lý hoạt động: Sàn nâng hạ thủy lực sử dụng hệ thống bơm thủy lực để nâng hạ khung sàn và môi nâng.
  • Ưu điểm: Vận hành êm ái, nâng hạ chính xác, chịu tải trọng lớn, tuổi thọ cao.
  • Nhược điểm: Chi phí đầu tư dock leveler thuy luc cao hơn, yêu cầu bảo trì thường xuyên hơn.
  • Ứng dụng: Hydraulic dock leveler thích hợp cho các kho hàng có tần suất hoạt động cao, yêu cầu độ chính xác và an toàn cao.

Mechanical dock leveler – Sàn nâng cơ khí

  • Nguyên lý hoạt động: Sử dụng hệ thống lò xo hoặc đối trọng để nâng hạ khung sàn và môi nâng.
Mechanical Dock - Dock cơ khí
Mechanical Dock – Dock cơ khí
  • Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp, dễ dàng vận hành và bảo trì, ít hỏng hóc.
  • Nhược điểm: Khả năng nâng hạ hạn chế, không phù hợp với tải trọng quá lớn.
  • Ứng dụng: Phù hợp cho các kho hàng có tần suất hoạt động thấp, yêu cầu tiết kiệm chi phí.

Tham khảo: Sự khác nhau giữa sàn nâng cơ khí và sàn nâng thủy lực

Air-Powered Dock Leveler – Sàn nâng khí nén

Air-Powered Dock Leveler - Sàn nâng khí nén
Air-Powered Dock Leveler – Sàn nâng khí nén
  • Nguyên lý hoạt động: Sử dụng khí nén để nâng hạ khung sàn và môi nâng.
  • Ưu điểm: Vận hành nhanh chóng, an toàn, ít gây tiếng ồn.
  • Nhược điểm: Yêu cầu hệ thống khí nén, chi phí đầu tư cao hơn.
  • Ứng dụng: Thường được sử dụng trong môi trường có nguy cơ cháy nổ, yêu cầu độ an toàn cao.

Phân loại theo tính năng

Automatic Dock – Sàn nâng tự động: Thiết bị có thêm bộ phận cảm biến và hệ thống điều khiển tự động. Khi xe tải/container cập bến, thiết bị sẽ tự động đo khoảng cách giữa sàn kho và thùng xe, sau đó kích hoạt hệ thống thủy lực nâng hạ sàn lên xuống đến khi đạt độ cao phù hợp.

Sàn Nâng Thủ Công: Người điều khiển phải trực tiếp tham gia vào việc điều chỉnh độ cao của Dock nâng hàng. Dù có nhiều thao tác thủ công hơn nhưng giá thành của sàn nâng thuỷ lực này lại rẻ hơn nhiều so với sàn nâng thuỷ lực tự động.

Phân loại theo tải trọng

Sàn nâng hạ hàng hóa được thiết kế theo nhiều tải trọng khác nhau phù hợp với nhu cầu nâng hạ của khách hàng. Dưới đây là 3 mẫu sàn nâng dock được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất.

  • Dock 6 tấn
  • Dock 8 tấn
  • Dock 12 tấn

Phân loại theo kích thước

Dock Leveller được thiết kế theo nhiều kích thước khác nhau phù hợp với nhu cầu nâng hạ của khách hàng. Dưới đây là 3 kích thước sàn nâng hàng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất (dài x rộng x cao).

  • 2000x2000x600mm
  • 2500x2500x600mm
  • 3000x2500x600mm

Ngoài kích thước mặt sàn, kích thước chung của thiết bị còn phụ thuộc vào Độ đẩy (A, B), Kích thước hố, kích thước Lip.

Phân loại theo kiểu lắp đặt

Sàn nâng dock leveler chìm (âm): Loại này được lắp đặt ngầm dưới sàn nhà kho được gọi là hố pit, tạo mặt phẳng liền mạch khi không sử dụng. Loại này phù hợp cho các kho bãi có yêu cầu cao về thẩm mỹ và tiết kiệm diện tích.

Sàn nâng dock leveler trước khi lắp đặt vào hố pit
Sàn nâng dock leveler trước khi lắp đặt vào hố pit

Sàn nâng dock leveler nổi: Loại này được lắp đặt cao hơn so với mặt sàn tạo ra một khoảng trống bên dưới sàn. Dù tính thẩm mỹ không cao nhưng khách hàng sẽ không phải thi công hố và quá trình lắp đặt cũng rất đơn giản.

Phân loại theo nhu cầu di chuyển

Sàn nâng di động: Loại này được gắn thêm bánh xe để có thể di chuyển bằng xe nâng khi có nhu cầu.

Sàn nâng cố định: Loại này được lắp đặt cố định tại vị trí cửa kho giúp xe nâng có thể di chuyển trực tiếp lên sàn xe để bốc xếp hàng hóa dễ dàng, an toàn và hiệu quả.

Trên đây chỉ là một vài cách phân loại Dock Leveler cơ bản. Để lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp để được tư vấn cụ thể.

Ứng dụng

Sản xuất: Tăng tốc độ xuất nhập nguyên vật liệu và thành phẩm, đảm bảo an toàn cho công nhân và hàng hóa.

Kho vận (docks logistics): Tối ưu hóa quy trình bốc dỡ hàng hóa, tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu rủi ro tai nạn.

Sàn nâng dock có tính ứng dụng cao
Sàn nâng dock có tính ứng dụng cao

Logistics: Đảm bảo tính liên tục trong chuỗi cung ứng, giảm thời gian chờ đợi và chi phí vận chuyển.

Bán lẻ: Nâng cao hiệu quả tiếp nhận và phân phối hàng hóa, đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh chóng của khách hàng.

Bảo trì dock leveler

Kiểm tra các bộ phận, vệ sinh, kiểm tra mối nối dock nâng hàng ngày.

Thay dầu thủy lực (đối với dock leveler thủy lực), bảo dưỡng hệ thống điện, bôi trơn, hiệu chỉnh bộ phận an toàn.

Việc bảo trì thường xuyên là một trong những cách giúp sử dụng dock leveler an toàn và hiệu quả, bền bỉ và an toàn, góp phần nâng cao năng suất kho bãi.

Cách lựa chọn sàn dock leveler phù hợp

Tần suất sử dụng: Nếu sử dụng dock nâng hàng thường xuyên thì chọn loại sàn nâng thủy lực hoặc khí nén.

Cân nặng hàng hóa: Hàng nặng thì chọn sàn nâng thủy lực, hàng nhẹ thì chọn cơ khí hoặc khí nén.

Loại xe: Chọn loại có độ nâng hạ phù hợp với chiều cao sàn xe tải hoặc xe container.

Kích thước cửa kho: Cửa kho rộng nên chọn loại lớn, cửa hẹp chọn loại nhỏ.

Ngân sách: Nếu ngân sách lớn thì chọn loại sàn nâng hạ thủy lực hoặc khí nén.

Tham khảo:

Sàn nâng thủy lực loại nào tốt?

Địa chỉ bán Dock Leveler – Sàn nâng thủy lực uy tín

Naltako là nhà cung cấp uy tín và giá tốt nhất cho Hydraulic Dock Leveler tại Việt Nam. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn tận tình, hỗ trợ lắp đặt và bảo hành chu đáo.

Sàn nâng thủy lực Dock leveler được Naltako trực tiếp thiết kế, sản xuất và cung cấp đến tay khách hàng nên sẽ có giá rẻ nhất thị trường.

Để biết thêm thông tin chi tiết và báo giá sản phẩm và dịch vụ của Naltako, vui lòng truy cập website: https://naltako.vn/ hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0981.977.898.

  • Email: nhat.mtk53@gmail.com
  • Địa chỉ xưởng: Km19, Quốc Lộ 6, TDP Phúc Tiến, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội.

Báo giá sàn nâng thủy lực dock leveler mới nhất 2024 tham khảo

Tải trọng nângKích thước sàn nâng

(mm)

Giá bán tham khảo

(VNĐ)

6 tấn2000 x 175080.000.000 – 100.000.000
8 tấn2200 x 2000100.000.000 – 130.000.000
10 tấn2500 x 2000120.000.000 – 150.000.000
12 tấn2500 x 2200140.000.000 – 180.000.000
15 tấn3000 x 2200180.000.000 – 220.000.000

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà cung cấp và các yếu tố khác. Để nhận báo giá sàn nâng thủy lực chính xác và chi tiết nhất, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

*Công thức tính giá sàn nâng thủy lực (tham khảo):

Giá sàn nâng thủy lực = (Diện tích sàn nâng x Giá vật liệu) + (Chi phí nhân công x Số lượng) + Chi phí vận chuyển + Chi phí lắp đặt + Lợi nhuận

Quy trình lắp đặt dock leveler của Naltako

Bước 1: Xây hố Dock

Trước khi lắp đặt sàn nâng, cần xây dựng hố dock trước 7-10 ngày. Hố dock cần đảm bảo:

  • Viền hố được ốp khung sắt V để tăng cường độ an toàn.
  • Hệ thống điện âm tường để kết nối với bộ điều khiển.
  • Hai bên hố có cao su giảm chấn để giảm tác động từ xe container.
  • Vệ sinh sạch sẽ mặt hố trước khi lắp đặt.

Bước 2: Đặt sàn nâng vào vị trí

Sử dụng cẩu hoặc xe nâng để đưa sàn nâng vào hố dock, đảm bảo sàn nâng cân bằng và đặt chính xác:

  • Móc dây xích vào 4 cạnh sàn nâng để giữ cân bằng khi nâng hạ.
  • Đặt cạnh sau của sàn nâng sát với khung sắt V của hố dock.

Bước 3: Hàn nối dock hàng và hố bê tông

Hàn chắc chắn sàn nâng vào khung sắt V của hố dock:

  • Đảm bảo mối hàn đạt chất lượng.
  • Nếu có tấm shim, hàn cạnh trước của sàn nâng vào tấm shim, sau đó hàn tấm shim vào khung sắt V.

Bước 4: Lắp đặt bộ điều khiển

  • Lắp đặt tủ điều khiển tự động cách mặt đất khoảng 1500mm.
  • Đấu nối hệ thống điện từ sàn nâng đến bộ điều khiển.
  • Kết nối dây nguồn từ bộ cấp nguồn đến bộ điều khiển.

Bước 5: Kiểm tra sau lắp đặt

  • Kiểm tra kỹ thuật lắp đặt nguồn điện.
  • Vệ sinh sàn nâng và bôi trơn các khớp quay.
  • Chạy thử sàn nâng không tải để loại bỏ không khí trong hệ thống thủy lực.

Bước 6: Bàn giao và nghiệm thu

Sau khi hoàn tất lắp đặt và kiểm tra, đơn vị thi công sẽ bàn giao sàn nâng cho khách hàng và tiến hành nghiệm thu.

Liên hệ