Sàn nâng thủy lực được ứng dụng cao trong các ngành công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, quy trình nhập khẩu sàn nâng khiến nhiều người bối rối bởi liên quan đến các quy trình pháp lý và thủ tục hành chính phức tạp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về quy trình nhập khẩu chi tiết.
Một số chính sách nhập khẩu sàn nâng thủy lực
Sàn nâng thủy lực không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu xuất khẩu. Quy trình nhập khẩu sàn nâng thủy lực được quy định trong các văn bản:
- Luật thuế giá trị gia tăng ngày 13/2028/QH12 ngày 03/06/2008.
- Công văn số 5488/TCHQ-TXNK ngày 18/8/2018.
- Thông tư số 38/2025/TT-BTC ngày 25/3/2025 sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/20218.
- Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018.
- Nghị định số 128/2020/NĐCP ngày 19/10/2020.
Xem thêm: https://naltako.vn/huong-dan-toan-khi-su-dung-san-nang-thuy-luc/
Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước trước thời gian nhập khẩu
Quy trình nhập khẩu sàn nâng bao gồm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước. Đây là bước quan trọng để đảm bảo sản phẩm và hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam.
Bước 1: Tờ khai nhập khẩu sàn nâng thủy lực
Tờ khai này gồm những giấy tờ sau:
- Hợp đồng mua bán.
- Hóa đơn.
- Catalog.
- Giấy chứng nhận xuất xứ và lưu hành sản phẩm.
Sau thời gian 2 ngày, bạn sẽ nhận được Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước và phiếu tiếp nhận hồ sơ của bạn. Khi có kết quả phân luồng tờ khai và số thuế phải nộp, bạn dùng tờ khai nhập khẩu để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2: Đăng ký hợp quy sàn nâng thủy lực
Đăng ký hợp quy đảm bảo sàn nâng thủy lực nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn lao động. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình đăng ký hợp quy sàn nâng thủy lực:
- Chuẩn bị mẫu đăng ký hợp quy.
- Bản sao chứng nhận kiểm tra chất lượng.
- Bản sao hợp đồng mua bán và danh mục hàng hóa.
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
Khi đã nhận hồ sơ, trung tâm kiểm định sẽ gửi lại bản đăng ký hợp quy. Bạn cần giữ lại để dùng trong những bước tiếp theo.
Có thể bạn chưa biết: Cách lựa chọn dock leveler chất lượng
Quy trình nhập khẩu sàn nâng thủy lực tại hải quan
Bước 1: Nộp hồ sơ cho hải quan
Nộp hồ sơ các chứng từ cần thiết, bao gồm:
- Giấy chứng nhận hợp quy.
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước.
- Công văn nhận hàng về bảo quản.
Sau khi kiểm tra hàng hóa và hồ sơ, sàn nâng sẽ được đưa về kho bảo quản. Lúc này, sàn nâng của bạn vẫn được sử dụng và kinh doanh.
Bước 2: Kiểm tra hàng hóa
Ở bước này, hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa để đối chiếu với thông tin khai báo và đảm bảo tuân thủ các quy định.
Bước 3: Nộp thuế và hoàn thành thủ tục
Sau khi tính toán và nộp các loại thuế, hải quan sẽ thông báo cho người nhập khẩu. Khi đã hoàn thành nộp thuế, hải quan sẽ thông quan cho lô hàng và cấp giấy phép nhập khẩu.
Tham khảo thêm: Công dụng của sàn Dock Leveler trong kho lạnh hiện nay
Một số lưu ý về quy trình nhập khẩu sàn nâng thủy lực
Khi nhập khẩu sàn nâng thủy lực, cần chú ý một số điều sau để quá trình diễn ra thuận lợi:
- Đăng ký kiểm tra chất lượng và hợp quy là hai thủ tục bắt buộc trước khi nhập khẩu.
- Cần xác định đúng mã hs của sàn nâng để áp dụng đúng thuế và các quy định liên quan.
- Kiểm tra các quy định về hạn ngạch, giấy phép.
- Cung cấp thông tin trung thực cho hải quan để tránh bị phạt và truy thu thuế.
- Cần lưu ý về hồ sơ đăng kiểm chất lượng, hợp quy để tránh ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh.
Kết luận
Quy trình nhập khẩu sàn nâng thủy lực là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và am hiểu các quy định liên quan. Hy vọng với những thông tin về quy trình nhập khẩu, bạn đã hiểu hơn về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ đến hotline dưới đây để được tư vấn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP NALTAKO
Địa chỉ: Km19, Quốc lộ 6, TDP Phúc Tiến, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội.
Hotline: 0981.977.898.
Website: Naltako.vn